Home / Tin tức / Điểm giống và khác nhau giữa USB Token và chữ ký số HSM

Điểm giống và khác nhau giữa USB Token và chữ ký số HSM

Trong môi trường công nghệ số như hiện nay, ngày càng có nhiều giao dịch điện tử được hình thành và thiết lập. Để giải quyết cho nhu cầu về sự phát triển này, chữ ký số ngày càng được đa dạng hóa, tích hợp tiện ích và đa chức năng hơn. Hai loại chữ ký số thông dụng nhất phải kể đến chính là USB Token và chữ ký số HSM. Vậy hai loại này có những đặc điểm giống và khác nhau như thế nào? Hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu USB Token và chữ ký số HSM là gì?

USB Token: Là một loại thiết bị thể hiện chữ ký số. Về mặt hình dáng USB Token trông khá giống một chiếc USB thông thường, tuy nhiên về mặt cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động thì lại phức tạp hơn nhiều. Phần lõi của USB Token dùng để lưu trữ một dạng thông tin đặc biệt, thông tin này bao gồm thông tin công khai và thông tin bảo mật (phần tạo ra chữ ký số) của khách hàng. Dữ liệu thông tin nằm trong đó chỉ có thể dùng để xác nhận các văn bản điện tử, chứ không thể bị thay đổi hay xóa đi. Đây cũng chính là công dụng đặc trưng của USB Token.

chữ ký số hsm

Chữ ký số HSM: Xét về mặt bản chất thì chữ ký số HSM cũng mang nguyên lý hoạt động và chức năng tương tự như USB Token. Tuy nhiên nếu như USB Token được sử dụng như một loại hình offline thì chữ ký số HSM lại phát huy tính năng khi sử dụng online. Cụ thể, khi sử dụng chữ ký số HSM, khách hàng sẽ được đăng ký và tạo lập một tài khoản như các trang mạng xã hội thông thường, sau đó thực hiện ký số trực tuyến qua mạng Internet. Còn đối với USB Token, khi người dùng muốn sử dụng, họ phải cắm trực tiếp USB Token vào đầu nối tương thích. Dễ dàng nhận thấy chữ ký số HSM có một điểm ưu việt hơn cả, đó chính là không cần mang theo bên người mỗi khi sử dụng như USB Token.

Từ hai khái niệm trên, tôi xin chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa USB Token và chữ ký số HSM như sau:

Giống nhau:

USB Token và chữ ký số HSM đều tạo ra môi trường lưu trữ thông tin dưới dạng công khai và bảo mật. Chúng đều có tính năng xác nhận văn bản điện tử và không thể bị nhân bản hay xóa đi nên không có trường hợp sao chép hoặc làm giả. Chất lượng an toàn về bảo mật của USB Token và chữ ký số HSM được đánh giá tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế như Tiêu chuẩn Modul mật mã an toàn (FIPS 140 – 2) và Tiêu chí chung (Common Criteria – CC) hay Tiêu chuẩn ISO/IEC 15408.

Khác nhau:

USB Token: Người dùng phải mang USB Token theo mọi lúc mọi nơi phòng trường hợp cần sử dụng. Bởi vậy USB Token chỉ phù hợp cho việc ký số cá nhân và tốc độ ký tương đối chậm, khoảng 4-5 hóa đơn/phút.

Chữ ký số HSM: Chỉ cần sở hữu một tài khoản và có kết nối mạng Internet, người dùng có thể ký số tại bất kỳ nơi đâu trong bất kỳ thời điểm nào. Vì được xử lý trực tuyến nên chữ ký số HSM ký hàng loạt, liên tục theo trình tự thời gian và tốc độ lên đến 1.500 hóa đơn/giây.

Như vậy, USB Token và chữ ký số HSM tuy có những điểm khác biệt nhưng tùy vào mục đích và nhu cầu của người sử dụng, chúng vẫn có thể phát huy tối đa công dụng cũng như chức năng của mình. 

https://nhatkybacsi.com/

https://nhatkybacsi.com/tin-tuc/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  •  
    Previous Post

    Nước sốt teriyaki với thịt lợn viên

  •  
    Next Post

    Lệch khớp cắn có nguy hiểm không và điều trị như thế nào